Phương tiện bảo vệ cá nhân

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ TRANG BỊ PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ CÁ NHÂN

Căn cứ Điều 149 Bộ luật lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20/12/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn lao động,

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân.

Điều 3 trích Chương I. Những Quy định chung

Điều 3. Phương tiện bảo vệ cá nhân

1. Phương tiện bảo vệ cá nhân là những dụng cụ, phương tiện cần thiết mà người lao động phải được trang bị để sử dụng trong khi làm việc hoặc thực hiện nhiệm vụ để bảo vệ cơ thể khỏi tác động của các yếu tố nguy hiểm, độc hại phát sinh trong quá trình lao động, khi các giải pháp công nghệ, thiết bị, kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc chưa thể loại trừ hết.

2. Phương tiện bảo vệ cá nhân bao gồm:

a) Phương tiện bảo vệ đầu;

b) Phương tiện bảo vệ mắt, mặt;

c) Phương tiện bảo vệ thính giác;

d) Phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp;

đ) Phương tiện bảo vệ tay, chân;

e) Phương tiện bảo vệ thân thể;

g) Phương tiện chống ngã cao;

h) Phương tiện chống điện giật, điện từ trường;

i) Phương tiện chống chết đuối;

k) Các loại phương tiện bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động khác.

3. Phương tiện bảo vệ cá nhân trang bị cho người lao động phải phù hợp với việc ngăn ngừa có hiệu quả các tác hại của các yếu tố nguy hiểm, độc hại trong môi trường lao động, dễ dàng trong sử dụng, bảo quản và không gây tác hại khác.

4. Các phương tiện bảo vệ cá nhân phải đảm bảo chất lượng, quy cách theo quy chuẩn, tiêu chuẩn và các quy định khác của nhà nước.

Bài viết liên quan